Vặn mình là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên mỗi trẻ lại có biểu hiện khác nhau về vấn đề này, nhiều trẻ vặn mình kèm theo những biểu hiện như quấy khóc, giật mình,… Vậy đây có phải là điều bố mẹ cần lo lắng? Hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách giúp trẻ không còn vặn mình, quấy khóc ngay trong bài viết dưới đây!
Tại sao trẻ sơ sinh thường hay vặn mình
Vặn mình ở trẻ sơ sinh là cách trẻ phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài môi trường hoặc những thay đổi trong cơ thể bé, vặn mình ở trẻ sơ sinh cơ bản được chia thành 2 loại là vặn mình sinh lý và vặn mình bệnh lý.
Vặn mình sinh lý là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ, biểu hiện ở trẻ sẽ vặn mình, gồng người khoảng 2-3 phút và kết thúc. Điều này xuất phát từ việc các tế bào thần kinh chưa phát triển toàn diện nên phần dưới vỏ não hoạt động chiếm ưu thế và khiến bé có hành động vặn mình, đây là một cách để bé thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ.
Ngoài ra nguyên nhân khác khiến bé vặn mình có thể bắt nguồn từ việc bé không được ngủ đủ giấc do bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, tiếng ồn,… môi trường xung quanh bé không thoải mái: tã, bỉm ướt, quấn quá chặt,… hoặc bé không được bú đúng cữ, bú no cũng có thể dẫn tới tình trạng này.
Vặn mình bệnh lý là hiện tượng trẻ vặn mình với thời gian dài, tần suất lớn và thường kèm theo những biểu hiện bất thường như vặn mình kèm theo quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, thường xuyên giật mình, bỏ ăn, tăng cân chậm,… rất có thể bé đang bị thiếu một số dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là Canxi, kẽm,… dẫn tới ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ xương và hệ thần kinh khiến bé khó chịu, quấy khóc.
Canxi – Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vặn mình ở trẻ!
Theo dõi các biểu hiện của trẻ là điều quan trọng, nếu bố mẹ thấy con chỉ vặn mình mà các hoạt động ăn, ngủ, phát triển của con vẫn bình thường thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu nhận thấy con đang gặp phải tình trạng vặn mình bệnh lý với những biểu hiện như đã đề cập phía trên, bố mẹ cần nhanh chóng có những phương án bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, đặc biệt là Canxi.
Tại sao Canxi lại là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vặn mình, quấy khóc bất thường của bé? Có thể nói Canxi là một trong những dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở những năm tháng đầu đời, tham gia vào quá trình phát triển hệ xương và các hoạt động thần kinh của bé.
Đối với sự phát triển của hệ xương, đặc biệt khi bé ngủ ban đêm, canxi sẽ tham gia vào quá trình khoáng hóa các đầu sụn để xương có thể phát triển. Vì vậy nếu thiếu canxi, quá trình này sẽ bị gián đoạn và gây ra cảm giác buồn bực, khó chịu, là nguyên nhân chính khiến bé vặn mình liên tục và quấy khóc không ngừng.
Đối với hệ thần kinh, Canxi đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Thiếu hụt Canxi gây ứng chế các xung động thần kinh, xung động thần kinh không ổn định khiến vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn khiến bé vặn mình, rướn người và rối loạn giấc ngủ, hay quấy khóc đêm